EnglishVietnamese
Đề nghị báo giá ngay
Gọi ngay: 0964.699.499

Corporate Branding: Xây dựng thương hiệu công ty, tổng công ty, tập đoàn

2.474 lượt xem

Cùng Sao Kim tìm hiểu chi tiết về xây dựng thương hiệu công ty (Corporate Branding) và quy trình xây dựng thương hiệu công ty, tổng công ty, tập đoàn.

Một công ty có thể thay đổi quy mô, loại bỏ mảng kinh doanh cũ để bắt đầu mảng kinh doanh mới hay thậm chí có thể thay đổi bộ máy lãnh đạo để đáp ứng mục tiêu phát triển.

Nhưng, thương hiệu công ty (corporate brand) thì vẫn luôn đi theo, làm nền tảng giúp chinh phục mục tiêu mới.

1. Corporate Branding là gì

Corporate Branding - Xây dựng thương hiệu công ty

Corporate Branding là xây dựng thương hiệu công ty, tổng công ty, tập đoàn, xây dựng thương hiệu giúp công ty phát triển mạnh mẽ, chinh phục các mục tiêu kinh doanh.

Một công ty có thể chỉ là một thương hiệu đơn lẻ (single brand company) hoặc sở hữu nhiều thương hiệu phụ thuộc (multi brand company), corporate branding là xây dựng thương hiệu đáp ứng mô hình tổng công ty/ tập đoàn, làm nền tảng phát triển của các thương hiệu phụ thuộc.

Để hiểu rõ, hãy bắt đầu hiểu từ…

1.1. Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là nhận thức của khách hàng về một công ty

Thương hiệu là toàn bộ nhận thức của công chúng mục tiêu về một công ty, nhãn hiệu nào đó. Chúng hình thành từ những cảm nhận, trải nghiệm khi tiếp xúc với công ty.

Thương hiệu là vô hình vì chúng chỉ tồn tại trong tâm trí. Nhưng thương hiệu có thể được xây dựng bằng cách sử dụng, phối hợp nhuần nhuyễn các yếu tố hữu hình và vô hình khác.

1.2. Tại sao corporate branding lại quan trọng?

Ngày nay, cạnh tranh diễn ra ở tất cả các lĩnh vực, số lượng và chất lượng đối thủ tăng lên nhanh chóng, các công ty phải đảm bảo mình luôn nổi bật giữa đám đông.

Để làm được điều này, nghiên cứu và phát triển sản phẩm/ dịch vụ tốt là điều chắc chắn. Nhưng cạnh tranh về sản phẩm là cuộc chiến khốc liệt bị giới hạn bởi khoa học, kỹ thuật – chỉ có số ít công ty có thể giữ được lợi thế về sản phẩm trong một thời gian ngắn.

Vì thế, các công ty cần tập trung vào xây dựng thương hiệu mạnh để duy trì sự chú ý của khách hàng. Với một thương hiệu mạnh, phù hợp, công ty có cơ hội kiểm soát cách khán giả nhìn nhận về mình (kiểm soát nhận thức) – điều này có ý nghĩa sống còn.

Ngoài ra, các công ty đi theo mô hình tổng công ty/ tập đoàn có thể không gắn liền với sản phẩm, dịch vụ hay nhóm khách hàng cụ thể nào mà linh hoạt thay đổi, mở rộng nhằm đáp ứng mục tiêu tăng trưởng. Do đó, chỉ có thương hiệu mới là động lực mạnh mẽ trợ giúp công ty tiếp tục gặt hái được thành công.

Lý do #1: Công chúng mục tiêu sẽ nhận ra công ty của bạn

Khách hàng nhận ra thương hiệu công ty của bạn

Đây là lý do rõ ràng nhất khiến bất kỳ công ty nào cũng cần xây dựng thương hiệu.

Nếu công ty của bạn có thương hiệu mạnh, mọi người sẽ tự nhiên chú ý đến nó nhiều hơn so với công ty khác.

Họ nhận ra logo công ty của bạn giữa đám đông, họ nhớ về bạn mỗi khi cần sản phẩm tương tự mà bạn cung cấp.

Và cuối cùng, thương hiệu của công ty bạn trở nên gắn bó, thực sự là một phần trong hành trình thú vị của họ.

Lý do #2: Thương hiệu tạo niềm tin cho khách hàng

Thương hiệu tạo niềm tin cho khách hàng

Bạn có thể cung cấp cho Google tất cả mọi thứ, bạn bấm nút cho phép google theo dõi hành vi để “cải thiện trải nghiệm và cá nhân hóa” mà không cần suy nghĩ. Bởi vì bạn tin tưởng Google.

Niềm tin chính là yếu tố quan trọng nhất mà công ty bạn cần phải xây dựng khi kinh doanh. Và nếu không có thương hiệu mạnh, việc xây dựng niềm tin trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Lý do #3: Thương hiệu cải thiện hiệu quả quảng cáo

Thương hiệu cải thiện hiệu quả quảng cáo

Bạn đã biết đến một thương hiệu nào trước đó, nhiều khả năng bạn sẽ dừng lại khi thấy mẩu quảng cáo của thương hiệu đó trên Facebook, Google…

Nếu thương hiệu đó đủ mạnh và bạn đang có nhu cầu phù hợp bạn sẽ bấm đọc chi tiết hơn, tham khảo thêm trên trang web, fanpage của họ… và có thể bạn sẽ chọn mua hàng.

Hành vi này khiến các nền tảng quảng cáo sẽ ưu tiên phân phối quảng cáo đến những người có hành vi, hồ sơ tương tự như bạn. Điều này trực tiếp tăng hiệu quả quảng cáo.

Và vì thương hiệu mạnh, những thông tin quảng cáo khiến bạn và nhiều người tin tưởng mà ít khi cần xác thực.

Lý do #4: Thương hiệu thu hút nhân tài

Thương hiệu thu hút nhân tài

Bất kỳ ai cũng mong muốn được làm việc trong một công ty có thương hiệu mạnh. Thương hiệu mạnh khiến họ dễ dàng đạt được mục tiêu sự nghiệp hơn và cho họ một hành trình ý nghĩa hơn là một công việc kiếm tiền.

Cũng nhờ đó, công ty của bạn thu hút được nhiều ứng viên tài năng hơn, dễ dàng tuyển dụng hơn và hoạt động hiệu quả hơn.

Lý do #5: Thương hiệu tạo ra khách hàng trung thành

Thương hiệu tạo ra khách hàng trung thành

Bằng nhiều cách, bạn có thể xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với khán giả của mình, kết nối cảm xúc và giúp họ đạt được mục tiêu cá nhân bằng sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Khi đã hài lòng với một thương hiệu, không chỉ ở khía cạnh sản phẩm, dịch vụ mà ở cả khía cạnh con người – khách hàng sẽ trở nên trung thành, họ quay lại mua sản phẩm, giới thiệu cho bạn bè, người thân của họ.

Lúc này, giá cả, tính năng không còn là vấn đề khách hàng cân nhắc đầu tiên. Họ chỉ đơn giản chọn sản phẩm của bạn để giải quyết nhu cầu của họ.

Lý do #6: Thương hiệu gắn liền với sự tồn tại của công ty

Thương hiệu gắn liền với công ty

Thương hiệu là động lực tăng trưởng gắn liền với sự tồn tại của công ty. Cho dù bạn cho rằng mình không xây dựng thương hiệu nhưng các hoạt động kinh doanh hàng ngày đã tạo ra thương hiệu ở mức độ nào đó.

Công ty có thể thay đổi lĩnh vực kinh doanh, thay đổi sản phẩm. Nhân viên có thể gia nhập hoặc rời bỏ công ty nhưng thương hiệu thì còn mãi, nó tiếp tục cung cấp sức mạnh bằng cách này hay cách khác.

1.3. Thế nào là thương hiệu mạnh

Thương hiệu mạnh là thương hiệu nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh, thương hiệu chiếm được vị trí ưu tiên trong tâm trí khách hàng.

Có 5 yếu tố chính tạo nên một thương hiệu mạnh:

Yếu tố #1: Bộ nhận diện thương hiệu nổi bật

Bộ nhận diện thương hiệu là toàn bộ những thứ công ty tạo ra để xây dựng nhận thức, nó có thể bao gồm: Logo, tagline, màu sắc, phông chữ, website, ứng dụng ….

Nói cách khác, bộ nhận diện thương hiệu là những thứ tác động vào 5 giác quan của khách hàng. Vì vậy, một thương hiệu mạnh phải có bộ nhận diện thương hiệu nổi bật.

Xem ngay: Dịch vụ thiết kế nhận diện thương hiệu của Sao Kim, giúp thương hiệu của bạn vượt trội so với đối thủ.

Yếu tố #2: Khách hàng hiểu tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty

Mục đích của thương hiệu được thể hiện qua tuyên bố tầm nhìn, sứ mệnh. Và chúng được xây dựng nên bộ giá trị cốt lõi – những điều mà cả thương hiệu và khách hàng cùng tin tưởng.

Vậy nên, một thương hiệu mạnh phải giúp khách hàng hiểu được những điều đó.

Đọc thêm: Hướng dẫn viết tầm nhìn và sứ mệnh hay

Yếu tố #3: Thông điệp thương hiệu mạnh mẽ, nhất quán

Thông điệp thương hiệu là những điều mà bạn muốn gửi gắm đến khách hàng qua các chiến dịch truyền thông, các cuộc trò chuyện, tư vấn bán hàng.

Thông điệp giúp thương hiệu kết nối với khách hàng, truyền cảm hứng và động lực để họ hành động.

Thương hiệu mạnh cần có thông điệp thương hiệu mạnh mẽ, nhất quán.

Yếu tố #4: Sự khác biệt

“Khác biệt hay là chết” – điều này không cần phải bàn cãi. Thương hiệu mạnh cần phải khác biệt.

Sự khác biệt có thể bắt nguồn từ giá cả, tính năng sản phẩm. Tuy nhiên, vì cạnh tranh mạnh quá lớn, bạn nên tập trung vào xây dựng sự khác biệt khó có thể sao chép, ví dụ:

Yếu tố #5: Trải nghiệm thương hiệu

Trải nghiệm thương hiệu là toàn bộ trải nghiệm, cảm xúc mà công chúng có khi tiếp xúc với thương hiệu của bạn. Từ các chiến dịch truyền thông, mạng xã hội, website hay tại cửa hàng các điểm tiếp xúc khác.

Trải nghiệm thương hiệu là thứ không thể sao chép. Chúng có thể tạo ra kết nối lâu dài, sâu đậm giữa thương hiệu và công chúng.

Vì vậy, một thương hiệu mạnh phải tạo được trải nghiệm tích cực và phù hợp.

2. 4 Nhận thức sai lầm về xây dựng thương hiệu

“Thương hiệu” có ý nghĩa to lớn trong kinh doanh nhưng nhiều công ty chưa đặt vấn đề xây dựng thương hiệu lên hàng đầu bởi một số nhận thức sai lầm phổ biến:

2.1. Xây dựng thương hiệu là chuyện của công ty lớn

Đây là một nhận thức sai lầm nghiêm trọng.

Công ty lớn hoàn toàn có thể lợi dụng nguồn lực, công nghệ và quy mô để tạo ra lợi thế cạnh tranh nhằm thúc đẩy kinh doanh.

Tuy nhiên, công ty lớn hiểu rằng cách tối đa hóa lợi nhuận tốt nhất là dựa vào thương hiệu mạnh mà không phải năng lực sản xuất.

Vậy, công ty nhỏ đã khó có thể đạt được lợi thế về chi phí, tính năng sản phẩm thì làm thế nào để chiến thắng công ty lớn?

Đó chỉ có thể dựa vào “thương hiệu”.

Thực tế, việc công ty nhỏ cố gắng gây tiếng vang trong một nhóm cộng đồng nhỏ, chăm sóc cẩn thận từng khách hàng đầu tiên – đều là hoạt động nhằm xây dựng thương hiệu.

Chỉ vì các hoạt động này diễn ra đơn lẻ, thiếu chiến lược bài bản nên đôi khi chúng ta khó định nghĩa.

2.2. Xây dựng thương hiệu cần ngân sách lớn

Xây dựng thương hiệu là một quá trình gắn liền với sự hình thành và phát triển của công ty vì vậy ngân sách tổng chắc chắn rất lớn.

Tuy nhiên, để bắt đầu xây dựng thương hiệu lại không cần ngân sách lớn, thậm chí không tốn một đồng.

Ở đây, bạn cần hiểu về “thương hiệu là nhận thức” và để xây dựng nhận thức có rất nhiều cách, ví dụ:

  • Đào tạo nhân viên về cách giao tiếp với khách hàng, các xử lý tình huống như thế nào để mang lại trải nghiệm mong muốn
  • Quy định chi tiết cách sử dụng logo, màu sắc
  • Sáng tạo ra tagline thương hiệu

Đây vốn là những thứ bạn vẫn đang thực hiện hàng ngày, chỉ cần thay đổi và điều chỉnh phù hợp với chiến lược thương hiệu.

Công ty của bạn ở quy mô như thế nào thì có thể lập ngân sách xây dựng thương hiệu tương ứng.

2.3. Xây dựng thương hiệu không mang lại hiệu quả ngay

Xây dựng thương hiệu là một quá trình, hướng tới mục tiêu dài hạn nhưng không có nghĩa xây dựng thương hiệu phải rất lâu mới mang lại hiệu quả.

Ngược lại, xây dựng thương hiệu mang lại hiệu quả ngay trong quá trình thực hiện, thậm chí kết quả đến rất sớm, ví dụ:

  • Với một cuốn hồ sơ năng lực được thiết kế chuyên nghiệp, chúng ngay lập tức gây ấn tượng với chủ đầu tư, xây dựng những nhận thức tích cực đầu tiên về thương hiệu và gia tăng tỷ lệ trúng thầu.
  • Với một logo được thiết kế ấn tượng, chúng giúp thương hiệu trở nên nổi bật giữa đám đông, thu hút đúng khách hàng mục tiêu và khiến họ liên tưởng ngay đến những gì mà thương hiệu cung cấp.
  • Với một chiến lược thương hiệu được thiết kế tốt, nhân viên có nhận thức rõ ràng về mục tiêu xây dựng thương hiệu và các hướng dẫn làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. Điều này ngay lập tức khiến họ tự điều chỉnh hành vi, lời nói khi giao tiếp với khách hàng từ đó nâng cao sự hài lòng, tăng tỷ lệ khách hàng quay lại và mang lại phản hồi tốt trên cộng đồng.

Đây chính là hiệu quả của hoạt động xây dựng thương hiệu, chúng đến ngay sau khi được thực hiện đúng mà không phải đợi sau vài năm như bạn vẫn nghĩ.

Kết quả chỉ không đến khi bạn không thực hiện bất kỳ điều gì.

2.4. Xây dựng thương hiệu khó đo lường

Vốn dĩ nhận thức khó đo lường chính xác 100%. Điều này không ai phủ nhận. Tuy nhiên, bạn có thể đo lường hiệu quả việc xây dựng thương hiệu theo nhiều cách khác nhau – cả đo lường định tính và đo lường định lượng.

VD: Tỷ lệ khách hàng cũ quay trở lại, lượt tìm kiếm tên thương hiệu, mức độ hài lòng với thương hiệu (CSAT), chỉ số người ủng hộ (NPS)…

Xây dựng thương hiệu là hướng tới mục đích lâu dài và phải “mưa dầm thấm lâu” mới có thể xây dựng thành công.

Vì vậy, thay vì tập trung vào các chỉ số chi tiết, hãy sử dụng các chỉ số liên quan, giữ hoạt động hướng mục tiêu và bắt đầu ngay bây giờ.

Đăng ký để nhận những nội dung hay nhất, mới nhất về xây dựng thương hiệu và phát triển doanh nghiệp từ Sao Kim Branding

3. Quy trình xây dựng thương hiệu công ty

Như vậy, bạn đã hiểu xây dựng thương hiệu là gì và tại sao phải xây dựng thương hiệu cho công ty. Tiếp theo đây, tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ ràng các bước xây dựng thương hiệu cụ thể như thế nào.

3.1. Nghiên cứu

Bắt đầu bằng việc nghiên cứu & phân tích sâu sắc luôn là phương pháp đúng cho mọi vấn đề. Đặc biệt khi bạn xây dựng thương hiệu trong đó lấy khách hàng mục tiêu làm trung tâm, việc nghiên cứu, phân tích càng phải được thực hiện cẩn thận.

Đầu tiên, hãy:

Nghiên cứu khách hàng

Nghiên cứu khách hàng để hiểu làm thế nào để tạo ra, xây dựng thương hiệu thu hút khách hàng.

  • Dữ liệu nhân khẩu học
  • Hành vi
  • Sở thích

Để từ đó tạo ra bản chân dung khách hàng và lập bản đồ hành trình khách hàng của từng nhóm khách hàng cụ thể.

Chân dung khách hàng

Ví dụ bản chân dung khách hàng

Ví dụ bản đồ hành trình khách hàng

Ví dụ bản đồ hành trình khách hàng

Đây là những dữ liệu giúp bạn biết:

  • Tiếp cận họ ở đâu
  • Làm thế nào để họ ghi nhớ
  • Nói điều gì để họ tin tưởng
  • Động lực nào thúc đẩy họ mua hàng

Nghiên cứu thương hiệu

Nghiên cứu thương hiệu giúp bạn có thông tin cơ sở để tạo ra hoặc củng cố thương hiệu. Đối với các công ty mới bắt đầu bạn thực hiện nghiên cứu để hiểu sâu sắc về:

  • Mục tiêu thương hiệu của bạn là gì và bạn truyền đạt chúng như thế nào?
  • Thương hiệu của bạn sẽ giải quyết những vấn đề gì và nó sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho khách hàng?
  • Các tuyên bố tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi có thu hút và phù hợp với khách hàng?
  • Sự khác biệt bạn muốn xây dựng là gì?
  • Văn hóa doanh nghiệp muốn phát triển ra sao?

Đối với các công ty đã hoạt động bạn có thể nghiên cứu thêm:

  • Mức độ nhận biết thương hiệu hiện tại
  • Nhận thức thương hiệu trong nội bộ như thế nào và làm cách nào để đưa chúng ra bên ngoài
  • Nhận thức thương hiệu của bạn so với đối thủ cạnh tranh như thế nào?
  • Trong suốt hành trình khách hàng hiện tại, họ có trải nghiệm như thế nào? điểm nào cần phải cải thiện, bổ sung?
  • Hiểu nhận thức qua từng giai đoạn của hành trình khách hàng: nhận biết, tìm hiểu, cân nhắc, mua hàng, yêu thích và ủng hộ

Nghiên cứu sản phẩm

Nghiên cứu sâu về sản phẩm/ danh mục sản phẩm để hiểu:

  • Mức độ phù hợp của sản phẩm với đối tượng mục tiêu
  • Định giá sản phẩm có phù hợp?
  • Sản phẩm khác biệt thế nào so với đối thủ
  • Các sản phẩm dự kiến phát triển trong tương lai
  • Vòng đời sản phẩm
  • Điểm mạnh/ điểm yếu của sản phẩm

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu đối thủ để tìm hiểu:

  • Đối thủ đang xây dựng thương hiệu như thế nào?
  • Các hoạt động xây dựng thương hiệu được thực hiện ra sao?
  • Các kênh truyền thông, các chiến dịch đang nhằm mục tiêu truyền tải thông điệp gì?
  • Định vị thương hiệu của họ trong tâm trí khách hàng
  • Điểm khác biệt đối thủ đang có
  • Hành trình khách hàng của họ diễn ra như thế nào?

Tất cả mọi thứ bao gồm cả điểm mạnh, điểm yếu – những thứ bạn có thể học hỏi và những thứ bạn có khả năng khai thác tốt hơn. Các dữ liệu sẽ củng cố thêm cho quyết định xây dựng thương hiệu của bạn.

Nghiên cứu môi trường kinh doanh

Tìm hiểu về môi trường kinh doanh của công ty trong thời điểm hiện tại và dự định trong tương lai:

  • Tìm ra những nhận thức chung, tích cực và phù hợp trong lĩnh vực.
  • Xu hướng kinh tế vi mô, vĩ mô như thế nào? Có điều gì có thể tận dụng giúp thương hiệu phát triển?
  • Các yếu tố chính trị, xã hội, quy định và sự thật ngầm hiểu để có cái nhìn toàn cảnh về lĩnh vực, tìm ra cơ hội và những thách thức.

Nghiên cứu khác:

  • Nghiên cứu kênh phân phối: Nghiên cứu để hiểu rõ hơn về điểm tiếp xúc bán hàng từ đó hiểu kênh phân phối nào đang hiệu quả nhất.
  • Nghiên cứu hiệu quả bán hàng: Tìm hiểu xem các kênh bán hàng đang hiệu quả, hiệu quả như thế nào so với đối thủ cạnh tranh và so với toàn ngành hàng.

Nhìn chung, xây dựng thương hiệu là công việc quan trọng, mang tính tổng thể, tác động tới toàn bộ công ty nên bạn cần thực hiện nghiên cứu toàn diện.

Từ những dữ liệu nghiên cứu này, bạn cần tiến hành phân tích và đưa ra những quyết định có ý nghĩa quan trọng với việc xây dựng thương hiệu công ty.

3.2. Thiết lập chiến lược

Chiến lược thương hiệu là những quyết định về cách mục tiêu xây dựng thương hiệu dài hạn, các biện pháp, cách thức và con đường để đưa thương hiệu đạt được các mục tiêu đó.

Chiến lược thương hiệu mang tính tổng quát và là kim chỉ nam cho mọi hành động xây dựng thương hiệu.

Chiến lược thương hiệu bao gồm các thành phần chính:

  • Target Market: Thị trường mục tiêu
  • Target Audience: Công chúng mục tiêu
  • Brand core: Mục đích thương hiệu, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi
  • Brand Differentiation: Điểm khác biệt hóa thương hiệu
  • Brand Benefits: Lợi ích thương hiệu
  • Brand Positioning: Định vị thương hiệu
  • Brand Archetypes: Hình mẫu thương hiệu
  • Brand Personality: Tính cách thương hiệu
  • Brand Voice: Tông giọng thương hiệu
  • Brand Architect: Kiến trúc thương hiệu

Ngoài các thành phần chính, bạn có thể thêm:

  • Brand Mantra: Khẩu hiệu thương hiệu (Tagline/ Brand Slogan) …
  • Brand Story: Câu chuyện thương hiệu
  • Brand Identity: Nhận diện thương hiệu (Concepts, nhận diện cốt lõi như logo hay màu sắc)
  • Brand Loyalty: Lòng trung thành thương hiệu (định hướng xây dựng)
  • Brand Experience: Định hướng thiết kế trải nghiệm thương hiệu

Thông qua các thành phần này, bản chiến lược thương hiệu trở nên rõ ràng khiến bất kỳ ai cũng hiểu doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu như thế nào và làm sao để đạt được nó.

Đặc biệt, khi xây dựng Brand core – các công ty/ tổng công ty/ tập đoàn nên liên kết với các giá trị cơ bản và đảm bảo khả năng bao quát, mở rộng.

Không nên đi sâu vào gắn với sản phẩm dịch vụ cụ thể. Bởi vì, dải sản phẩm, lĩnh vực mà công ty tham gia là lớn, có thể mở rộng nhanh chóng hoặc loại bỏ.

Khi thiết lập chiến lược thương hiệu cần cân nhắc các tiêu chí sau:

  • Mục đích của thương hiệu phải rõ ràng
  • Các thành phần phải bổ trợ, duy trì tính nhất quán
  • Chiến lược cần nhắm tới kết nối cảm xúc
  • Chiến lược cần đảm bảo tính linh hoạt khi thực thi chiến thuật
  • Đưa nhân viên trở thành một trong những trọng tâm
  • Hướng tới xây dựng lòng trung thành thương hiệu
  • Nhận thức rõ ràng về cạnh tranh để xây dựng chiến lược đưa thương hiệu chiến thắng

> Tải ngay Mẫu chiến lược thương hiệu – giúp bạn nhanh chóng xây dựng chiến lược thương hiệu bài bản

3.3. Thiết kế nhận diện thương hiệu

Thiết kế nhận diện thương hiệu làm một hạng mục quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu. Đây là những thành phần được tạo ra nhằm giúp xây dựng nhận thức thương hiệu dễ dàng hơn.

Thiết kế nhận diện thương hiệu bao gồm:

Bộ nhận diện thương hiệu cốt lõi:

  • Tên thương hiệu
  • Logo
  • Tagline/ Brand Slogan
  • Logo style guideline

Bộ nhận diện văn phòng cơ bản:

  • Danh thiếp/ name card
  • Giấy tiêu đề
  • Phong bì thư
  • Hóa đơn
  • Kẹp file A4

Bộ nhận diện thương hiệu số:

  • Website công ty
  • Website sản phẩm/ thương hiệu
  • Landing Page
  • Ứng dụng mobile
  • Social channel
  • Email Template
  • Email signature

Bộ nhận diện sản phẩm:

  • Bao bì sản phẩm
  • Nhãn mác, tem nhãn sản phẩm
  • Bao bì dạng túi
  • Bao bì dạng hộp
  • Bao bì thùng carton

Bộ mẫu biểu kinh doanh:

  • Mẫu báo giá
  • Bìa hồ sơ
  • Bìa trình ký
  • Phiếu thu/chi
  • Phiếu xuất/ nhập kho
  • Giấy mời
  • Giấy giới thiệu
  • Mẫu tài liệu trình chiếu

Bộ ấn phẩm Marketing – Truyền thông:

  • Hồ sơ năng lực công ty (Company Profile)
  • Brochure giới thiệu sản phẩm/ dự án
  • Catalogue giới thiệu danh mục sản phẩm
  • Báo cáo thường niên
  • Tờ rơi/ tờ gấp
  • Kỷ yếu công ty
  • Tạp chí chuyên ngành
  • Sổ tay nhân viên

Trang phục nhận diện:

  • Trang phục quản lý
  • Trang phục nhân viên văn phòng
  • Trang phục nhân viên thị trường
  • Trang phục nhân viên sản xuất
  • Trang phục bảo hộ
  • Trang phục dã ngoại
  • Thẻ nhân viên
  • Biển tên nhân viên

Các thành phần nhận diện khác:

  • Biển bảng công ty
  • Concepts văn phòng
  • Biển bảng chỉ dẫn
  • Quảng cáo ngoài trời
  • Phương tiện vận chuyển
  • Ấn phẩm quảng cáo
  • Ấn phẩm lễ tết
  • Quà tặng thương hiệu
  • Nhận diện điểm bán
  • Nhận diện sự kiện

Bạn khó có thể dự đoán lần đầu tiên khách hàng tiếp xúc với thương hiệu tại điểm chạm nào. Do đó, thiết kế và tối ưu toàn diện cho phép thương hiệu luôn xuất hiện hoàn hảo trước mắt khách hàng.

3.4. Truyền thông thương hiệu

Thương hiệu của bạn đã có những những mảnh ghép cần thiết, việc tiếp theo là thực hiện truyền thông thương hiệu.

Hoạt động truyền thông thương hiệu kết hợp các công cụ quảng cáo, social media … để truyền tải thông điệp đến khách hàng, xây dựng nhận thức của họ về thương hiệu, định vị thương hiệu trong tâm trí và thúc đẩy họ hành động.

Truyền thông thương hiệu luôn có thể diễn ra mỗi khi khách hàng tương tác với thương hiệu.

Do đó, điều nhanh nhất bạn có thể làm là đào tạo nhân viên – khiến họ hiểu rằng trong phạm vi công việc của họ, làm thế nào để điều chỉnh cách giao tiếp, hành vi nhằm thúc đẩy truyền thông thương hiệu.

Truyền thông thương hiệu có thể bao gồm các chiến dịch lớn, nhỏ khác nhau được triển khai qua các kênh:

  • Advertising: Các kênh quảng cáo trả phí (các kênh truyền thống và kênh Digital)
  • Direct Marketing: Các kênh marketing trực tiếp như voucher, brochure, catalogue, SMS marketing, Direct mail, Social Media
  • Public Relation: Các sự kiện họp báo, tài trợ, từ thiện….
  • Sale Promotion: Các chương trình, hoạt động thúc đẩy bán hàng
  • Personal Selling: Hoạt động bán hàng cá nhân của nhân viên, đại lý…

Phụ thuộc vào mục tiêu và ngân sách của chiến dịch, truyền thông thương hiệu có thể sử dụng một hoạt nhiều kênh.

Thông thường, các thương hiệu lớn lựa chọn phương pháp kết hợp hoạt động truyền thông thương hiệu và marketing trên các kênh để đạt nhiều mục tiêu hơn và tiết kiệm chi phí (IMC – Truyền thông Marketing tích hợp)

Đọc thêm về:

3.5. Duy trì và phát triển thương hiệu

Xây dựng thương hiệu không kết thúc khi thương hiệu đã được thiết lập, đạt được sự nhận thức của khách hàng.

Nhận thức thương hiệu có thể bị suy yếu, mất đi nếu không được thường xuyên duy trì, củng cố và thành quả của công tác truyền thông thương hiệu có thể bị lãng phí vô ích.

Do đó, hoạt động duy trì thương hiệu và phát triển thương hiệu là hoạt động quan trọng cần được ưu tiên, chúng chiếm phần lớn thời gian, công sức trong quá trình xây dựng thương hiệu.

Hoạt động duy trì thương hiệu có thể bao gồm:

  • Chăm sóc các kênh truyền thông: Website, Social, Email Marketing…
  • Các hoạt động xây dựng lòng trung thành
  • Quản lý quan hệ truyền thông
  • Đo lường, khảo sát thương hiệu
  • Xử lý khủng hoảng truyền thông

Đọc thêm về:

4. Ebook Corporate Branding

Nhằm giúp bạn hiểu sâu hơn về xây dựng thương hiệu và đặt biệt là xây dựng thương hiệu cho tổng công ty, tập đoàn – Sao Kim muốn tặng bạn cuốn Ebook “CORPORATE BRANDING” (Sắp ra mắt)

Ebook Corporate Branding - Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp

Ebook giúp bạn có đầy đủ mọi thứ để bắt đầu xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp.

5. Tạm kết về Corporate Branding

Xây dựng thương hiệu công ty (Corporate Branding) mang ý nghĩa quan trọng và đóng góp lớn vào sự tăng trưởng dài hạn. Hiểu rõ ràng về xây dựng thương hiệu là gì, quy trình xây dựng thương hiệu như thế nào giúp bạn dễ dàng triển khai đạt hiệu quả cao.

Nếu bạn cần một Agency chuyên nghiệp đồng hành cùng bạn trong quá trình xây dựng thương hiệu, hãy liên hệ ngay với Sao Kim Branding. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa cho bạn giải pháp phù hợp nhất.
Gọi ngay hotline 0964.699.499 hoặc gửi email qua contact@saokim.com.vn.

Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:

Blog Sao KimCẩm Nang Sao Kim 

Facebook: Sao Kim Branding

Case study BehanceSao Kim Branding

#SaoKim #SaoKimBranding #CorporateBranding #XayDungThuongHieuCongTy #ThuongHieuCongTy #Branding

Nhấn Quan tâm Zalo của Sao Kim Branding để nhận thêm các tài liệu độc quyền về xây dựng thương hiệu, marketing và kinh doanh:
Share:
Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn
Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu

Thiết kế website

Thiết kế website chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai chiến dịch truyền thông thương hiệu sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Bài viết liên quan

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp án bằng số:

    0964 699 499